Nhiều vụ nổ bình bơm hơi gần đây đang dấy lên một hồi chuông về sự an toàn trong việc sử dụng các loại bình khí, hơi trên thị trường. Do vậy người sử dụng cần phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý và hoạt động để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
I. Cấu tạo của máy nén khí (máy bơm hơi)
Máy bơm hơi là một trong những thiết bị áp lực có cấu tạo như sau:
Cấu tạo của bình bơm hơi
A: Máy nén
B: Đường ống về máy nén
C: Nắp bình chứa khí
D: Lưới che chắn dây đai
E: Động cơ điện
F: Rơ-le áp suất
G: Đồng hồ áp suất (áp kế)
H: Van an toàn
I: Van cấp khí nén
J: Van xả đáy
II. Nguyên lý hoạt động bình bơm hơi (bình nén khí)
Động cơ điện (E) hoạt động, thông qua bộ truyền đai, truyền động cho máy nén (A) hoạt động nén khí vào bình chứa khí nén, qua van cấp khí nén (I), khí nén được cung cấp cho nhu cầu sử dụng.
Rơ-le áp suất có nhiệm vụ giới hạn áp suất nhất định, thì động cơ điện sẽ được ngắt dòng điện không còn hoạt động.
Van an toàn làm nhiệm vụ xả khí ra ngoài khi áp rơ-le áp suất bị hư hỏng, sự cố.
III. Hướng dẫn sử dụn gan toàn
Để tự mình có thể chủ động tránh các tai nạn do máy nén khí gây ra, người sử dụng, vận hành máy nén khí phải am hiểu về thiết bị áp lực, các yếu tố dẫn đến mất an toàn. Từ đó ta có cách phòng ngừa sự cố xảy ra. VADACO xin hướng dẫn vài bước cơ bản để bạn tham khảo như sau:
Cần phải khẳng định: bình bơm hơi, bình nén khí nằm trong danh mục thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Sử dụng bình bơm hơi không an toàn có thể gây ra chết người
- Điều đầu tiên bạn cần làm là bạn nên mua bình bơm hơi (bình nén khí) tại các công ty uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn bình bơm hơi đúng các thông số kỹ thuật, vừa bảo vệ an toàn vừa tuân thủ đúng pháp luật. Để tin tưởng vào độ an toàn của bình bơm hơi, một phần chúng ta có thể biết được thông qua các thông số kỹ thuật, cũng như xuất xứ ghi trên vỏ bình.
- Kế tiếp chúng ta kiểm tra van an toàn còn hoạt động, chúng ta thử bằng cách giật van an toàn khi bình còn áp suất, xem chúng có xì hơi ra ngoài không? Theo nguyên lý của bình bơm hơi, áp suất của máy nén khí (đặt trên bình bơm hơi) nén khí vào bình chứa khí nén (đặt dưới máy nén khí) thì khi đạt một áp suất định mức (caonhất) mà nhà sản xuất hay đơn vị kiểm định đã quy định trong hồ sơ kỹ thuật.
- Điều quan trọng nhất là rơ-le áp suất còn hoạt động không, bạn kiểm tra bằng cách xem kim hiển thị trên đồng đồ, áp suất là bao nhiêu thì bình ngắt không bơm hơi tiếp nữa, có phù hợp với yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật ban đầu hoặc hồ sơ kiểm định không. Vì khi rơ-le áp suất bị hư, không còn hoạt động, máy nén khí vẫn cứ tiếp tục hoạt động, khí nén lúc này được nạp vào bình chứa khí liên tục, nếu van an toàn cũng hư luôn thì đến một áp suất nào đó, bình chứa khí nén này sẽ nổ, để dễ hiểu mình lấy vídụ, bạn thổi bong bóng, thổi riết cũng sẽ nổ.
- Sau một ngày làm việc, nên xả đáy bình bơm hơi, vì trong quá trình nén khí, trong không khí có hơi nước, nước sẽ tích trong bình chứa khí, để lâu ngày sẽ làm cho bình bị ăn mòn.
- Tuyệt đối không hàn, sửa chữa bình vàcácbộphậnchịuáplựccủabìnhtrongkhiđangcònápsuất
- Không được sử dụngbình vượt quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn cho phép.
- Khi áp suất trong bình tăng vượt mức cho phép hay phát hiện thấy các bộ phận chịu áp lực chính của bình có vết nứt, phồng, gỉ mòn nước ở, các mối nối mối hàn, các miếngđệm bịxé,… thì phải ngừng sử dụng máy.
- Mặt khác, máy phải được đặt trên mặt phẳng, tránh mưa nắng, bảo đảm thông gió và tránh bụi. Không được đặt máy nén khí ở gần chất dễ nổ, dễ cháy, đặt máy xa nguồn nhiệt…
Lưu ý: Van an toàn, rơ-le áp suất, đồng hồ (áp kế) áp suất không được tự ý sửa chữa, điều chỉnh. Công việc này của các kiểm định viên phù hợp với chuyên ngành của họ, bạn cần đem chúng đến các trung tâm hoặc công ty hiệu chuẩn.
Thông tin nhà cung cấp vui lòng liên hệ: